Tủ Sách Pháp Ngữ

  • 100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ

    100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ

    135,000 
    (0s)
    #
    instock

    Với mong muốn giới thiệu lịch sử chữ quốc ngữ một cách bình dị, dễ hiểu nhất, cuốn sách “100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ” được trình bày dưới dạng hỏi đáp nhằm kích thích trí tò mò của độc giả. Qua trả lời cho 100 câu hỏi trong sách, tác giả đã giải thích được hoàn cảnh ra đời của chữ quốc ngữ, quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của lối viết này đối với tiếng Việt. Điều đó không chỉ có giá trị đối với người nghiên cứu mà còn rất hữu ích cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. 

  • Bộ sách LỊCH SỬ NGÔN NGỮ là nguồn thông tin cho chúng ta lời giải về điều ta biết, điều ta muốn biết và cả điều ta có thể sẽ chẳng bao giờ biết về hành trình từ giao tiếp đơn thuần đến ngôn ngữ.

  • Bộ sách: Vua Triều Nguyễn

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Vua Minh Mạng:  Cuốn sách là một công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo lớn trong nghiên cứu về vua Minh Mạng tại một lát cắt lịch sử trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam.

    Vua Gia Long: Cuốn sách là công trình biên khảo bằng tiếng Pháp của Marcel Gaultier được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1933.

  • Đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương tàn lụi, giới trí thức trẻ người Việt sang Pháp du học và tiếp thu những kiến thức tinh hoa của thế giới châu Âu, kể từ đây chiến lược đối kháng chống thực dân có những thay đổi. Đó là chuyển sang chống thực dân Pháp ngay trong lòng nước Pháp, sử dụng những phương tiện văn minh như báo chí, kết giao và thiết lập quan hệ với các hiệp hội và phong trào nhân quyền-dân chủ ở chính châu Âu để vạch trần, chỉ rõ bản chất của chế độ thực dân tại các xứ thuộc địa, từ đó kêu gọi bình đẳng cho người dân thuộc địa, dần dà từng bước đòi hỏi độc lập cho Việt Nam.

  • Combo Sách Pháp Ngữ

    2,117,000 
    (0s)
    #
    instock

    Combo những cuốn sách thuộc dòng sách "Góc nhìn Sử Việt". Đó là những góc nhìn từ phía người Pháp hay những học giả viết bằng tiếng Pháp về Việt Nam giai đoạn thời Pháp thuộc, hé lộ nhiều điều thú vị, nhiều góc nhìn mới mẻ về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam xưa.

  • Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh

    239,000 
    (0s)
    #
    instock

    Đây là cuốn sách dành cho những ai yêu thích ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ Anh nói riêng, người muốn tìm hiểu về sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của ngôn ngữ Anh trong suốt hơn 1.500 năm qua.

  • Đương thời, vẫn còn nhiều người sống sót từ cuộc chiến mà người Pháp gọi là “Chiến tranh Đông Dương”, diễn ra từ năm 1945 đến năm 1953, đặc biệt là những quân nhân đã “đi Đông Dương” và đã giữ lại trong mình ký ức của những trận đánh trên đường số 4 hay ở Điện Biên Phủ. Tất cả, quân nhân hay dân sự, chắc chắn đều nghe nói đến Hồ Chí Minh, lúc đó cũng như mãi mãi, như một hình tượng ái quốc của dân tộc Việt Nam. Nhưng thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX dường như đã tan vào màn đêm của thời gian và cũng chẳng còn những chứng nhân sống sót, trong khi đó chính là thời kỳ quyết định đến thái độ quan hệ với nhau sau này giữa kẻ chiếm hữu thuộc địa và người dân thuộc địa. Và cũng có “hình tượng” của mình, một anh hùng dân tộc người An Nam, đầu lĩnh giặc cỏ đối với chính quyền Pháp: Hoàng Hoa Thám, được gọi là Đề Thám.

  • Đời Tổng Giám Mục Puginier

    249,000 
    (0s)
    #
    instock

    Đời Tổng Giám mục Puginier được tác giả Louis-Eugène Louvet thực hiện và hoàn thành hai năm (1894) sau khi Đức cha Puginier qua đời, là một trong những tác phẩm biên niên thuật lại tương đối đầy đủ và chi tiết về ba khía cạnh chính của cuộc đời một trong những nhân vật có những can hệ quan trọng mà vô cùng ngầm ẩn đối với xứ Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Đức cha Puginier, giám mục xứ Mauricastre, cố tư tế tông tòa miền Tây Bắc kỳ.

  • Cuốn sách này đề cập đến những nhập nhằng trong xung đột và trong tiếp xúc giữa thực dân và dân bị trị. Nó đặt vấn đề về quá trình đô hộ của Pháp trên bán đảo, những cấu trúc và vận hành của bộ máy quyền lực cũng như bộ máy khai thác kinh tế, sự rạn nứt của xã hội thuộc địa và các xã hội bị trị, những động lực bất cân xứng của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, những chủ nghĩa quốc gia và các biến động xã hội trên toàn cõi Đông Dương. Cuối cùng, nó tập trung làm rõ sự phi thực dân hóa và cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

  • Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên

    “Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên” – Cuốn sách viết về cuộc đời của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên, được Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron viết lời giới thiệu.

  • Ở những thập niên đầu của thế kỷ XX, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Những ai du học ở Pháp trở về đều chung một suy nghĩ rằng, những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thúc tiếp thu được từ nhà trường Pháp. Tuy nhiên, cùng lúc đó, giáo dục Pháp vẫn “chinh phục” được giới tinh hoa người Việt, Lào và Campuchia. Ngay cả khi ảnh hưởng chính trị và quân sự của Pháp suy yếu từ những năm 1940 trở đi thì tầng lớp này vẫn tiếp tục gửi con em họ đến học ở những trường trung học Pháp.

  • Gustave Dumoutier: Bộ Sách Về Việt Nam Xưa

    318,000 
    (0s)
    #
    instock

    Sau khi xuất bản cuốn sách “Tiểu luận về dân Bắc Kì”, chúng tôi tiếp tục ấn hành công trình thứ hai về văn hoá, phong tục Việt Nam của học giả Pháp Gustave Dumoutier: “Nghi thức tang lễ của người An Nam”. Sách vừa in xong, sẽ phát hành đầu tháng 11/2020.

  • Nếu cuộc đời Đề Thám là một khúc tráng ca, thì cuộc đời con gái ông (Hoàng Thị Thế) lại là một cuộc phiêu lưu, vừa thống thiết lại vừa mỹ lệ. Chỉ bằng yếu tố là con gái của ông thôi, thì bà đã trở thành quân bài của những sách lược chính trị vừa trâng tráo, lại vừa khôi hài và không bao giờ khoan nhượng. Nếu tuổi thơ của Hoàng Thị Thế là một giai đoạn êm ấm hạnh phúc bên gia đình và dư giả về vật chất, thì cuối đời bà lâm vào cảnh khốn cùng về tình cảm lẫn kinh tế trong khi giữa hai thời điểm đó, bà trải qua những giây phút mật thiết với nhiều nhân vật cấp cao của nền Cộng hòa Pháp, giao du với giới thượng lưu Paris và đã đạt được tiếng tăm trong sự nghiệp điện ảnh ngắn ngủi của mình.

  • Hội Kín Xứ An Nam

    189,000 
    (0s)
    #
    instock

    Cuốn sách nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, với nhiều câu chuyện, sự kiện, tình tiết bí mật thường không được nhắc trong sách Sử.

  • Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc

    “Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc” bao gồm 12 tiểu luận đặc sắc của nhiều nhà Việt Nam học hàng đầu cùng bàn luận về chủ đề rất hiếm khi được đề cập đến trong các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đó là những cuộc di dân trong lịch sử Việt Nam. 

  • Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)

    Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)

    268,000 
    (0s)
    #
    instock

    “Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919” là tác phẩm có tầm vóc và bề thế nhất từ trước đến nay dựa trên nguồn tư liệu phong phú về lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ, mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên đọc để hiểu về nguồn cội chữ viết mà chúng ta đang dùng hằng ngày.

  • Lược Sử Ngôn Ngữ

    239,000 
    (0s)
    #
    instock

    Cuốn sách này phù hợp với những độc giả có hứng thú với lĩnh vực ngôn ngữ học, tò mò về nguồn gốc của ngôn ngữ, muốn biết làm thế nào mà con người có thể phát âm như hiện nay v.v...

  • Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ (Bìa Cứng)

    499,000 
    (0s)
    #
    instock

    Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu, bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.  

  • Nam Kỳ Và Cư Dân: Các Tỉnh Miền Đông

    299,000 
    (0s)
    #
    instock

    Tiếp sau một Nam kỳ và cư dân: Các tỉnh miền Tây với giá trị tư liệu dồi dào, phong phú và đầy hữu ích, tác giả J. C. Baurac trở lại cùng chúng ta với tác phẩm giúp hoàn thiện bộ sách địa chí của mình về con người và vùng đất phương Nam: Nam kỳ và cư dân: Các tỉnh miền Đông

  • Công trình Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV (nguyên tác: Étude sur un Portulan annamite du XVe siècle) của học giả người Pháp Gustave Dumoutier viết bằng tiếng Pháp, thực hiện xong tháng 8 năm 1895. Toàn bộ công trình đăng tải trên tạp chí Địa lý lịch sử và mô tả (Bulletin de géographie historique et descriptive), số 2 năm 1896, được đánh giá cao và tác giả được giải thưởng “Jomard” của Hiệp hội Địa lý năm 1897.

  • Khi người ta nhận ra rằng thiếu hẳn mảng tư liệu về tiểu sử của Paul Doumer và kéo theo đó là sự thiếu hiểu biết về một nhân vật, dù gì đi nữa cũng đã chiếm một vị trí trọng yếu, một nhân vật mà dẫu đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu tại Đông Dương cũng như trên sân khấu chính trị của chính quốc nhưng giờ lại đang bị lãng quên, thì khi đó ta hẳn sẽ thấy sự cần thiết của cuốn sách “Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa”.

  • Tâm Lý Dân Tộc An Nam

    109,000 
    (0s)
    #
    instock

    Để hiểu được những sự kiện gây tranh luận trong xã hội Việt Nam hiện tại, bạn có thể tìm thấy câu trả lời ít nhiều trong "Tâm lý dân tộc An Nam", dù cho tác phẩm đã được viết ra từ thế kỷ trước.

  • Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ

    209,000 
    (0s)
    #
    instock

    Tiểu luận về dân Bắc Kỳ đăng lần đầu trên Tạp chí Đông Dương từ 15-3-1907 đến 15-2-1908 dưới dạng các bài viết/ tiểu luận. Vào những ngày sắp mất, trong nỗi cô đơn buồn tẻ tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Dumoutier tự tay tập hợp và sắp xếp các bài viết của mình, bố cục các nội dung thành tập di cảo. Năm 1908, Tiểu luận về dân Bắc Kỳ lần đầu được ấn hành tại Nhà in Viễn Đông.

  • Cuốn sách giới thiệu cô đọng những đặc điểm căn bản của giáo dục Đông Dương thuộc địa, giúp độc giả khám phá tiến trình ít nhiều bị cưỡng ép để biến “sứ mạng khai hóa” thành một thứ “Phái bộ văn hóa” thích ứng linh động hơn với điều kiện chính trị và chiến cuộc từ 1945 đến 1954. Đồng thời phân tích sự phát triển của hệ thống trường Pháp tại miền Nam từ 1954 đến 1975 trong bộ “áo choàng ngoại giao” mới dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa có sự hậu thuẫn của Mỹ.

  • Việt Nam Qua Tuần San Indochine 1941-1944

    199,000 
    (0s)
    #
    instock

    Việt Nam qua tuần san Indochine 1941-1944 là cuốn sách do Lưu Đình Tuân tuyển chọn và dịch lại những bài viết quan trọng về Việt Nam từ năm 1941 đến 1944 của tuần báo minh họa Indochine viết bằng tiếng Pháp, thuộc Hội Alexandre de Rhodes, số đầu tiên ra ngày 12-9-1940.

  • Vua Gia Long (Sách Tham Khảo)

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Cuốn sách là công trình biên khảo bằng tiếng Pháp của Marcel Gaultier được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1933.

    Marcel Gaultier (1900-1960) là nhà văn đồng thời là biên tập viên cho Ban Dân sự của Đông Dương. Ông để lại cho đời hơn mười tác phẩm, trong đó có ba tiểu thuyết, còn lại là hồi ký và những nghiên cứu sử học về các vị vua triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng và Hàm Nghi. Trong số đó, Gia-Long (Vua Gia Long, 1933) là tác phẩm đầu tay về nghiên cứu sử học với đề tựa của Pierre Pasquier, Toàn quyền Đông Dương.

  • Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn. Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ Pháp – Việt những năm 1858-1897 để có cái nhìn đúng đắn hơn về một giai đoạn lịch sử.

  • Xứ Đông Dương (Tái Bản Bổ Sung 2018)

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như: Bộ Trưởng Tài chính, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện rồi làm Tổng thống Pháp, nên bạn đọc hoàn toàn có cơ sở để tin rằng những suy nghĩ và đánh giá của ông là sâu sắc và rất khác với nhiều tác giả thuộc địa khác.
    Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất, giá trị nhất về xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt những minh họa rất đẹp trong sách cho thấy hình ảnh của nhiều địa điểm lịch sử trên khắp đất nước Việt Nam và bán đảo Đông Dương vào thời điểm đó. Khi nhìn những hình ảnh này, khi đọc những dòng chữ này, chúng ta sẽ hình dung được chúng ta đã đổi thay thế nào, thậm chí đã mất mát đầy đau đớn ra sao.

Top