-
Đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương tàn lụi, giới trí thức trẻ người Việt sang Pháp du học và tiếp thu những kiến thức tinh hoa của thế giới châu Âu, kể từ đây chiến lược đối kháng chống thực dân có những thay đổi. Đó là chuyển sang chống thực dân Pháp ngay trong lòng nước Pháp, sử dụng những phương tiện văn minh như báo chí, kết giao và thiết lập quan hệ với các hiệp hội và phong trào nhân quyền-dân chủ ở chính châu Âu để vạch trần, chỉ rõ bản chất của chế độ thực dân tại các xứ thuộc địa, từ đó kêu gọi bình đẳng cho người dân thuộc địa, dần dà từng bước đòi hỏi độc lập cho Việt Nam.
-
Combo những cuốn sách thuộc dòng sách "Góc nhìn Sử Việt". Đó là những góc nhìn từ phía người Pháp hay những học giả viết bằng tiếng Pháp về Việt Nam giai đoạn thời Pháp thuộc, hé lộ nhiều điều thú vị, nhiều góc nhìn mới mẻ về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam xưa.
-
Cuốn sách này đề cập đến những nhập nhằng trong xung đột và trong tiếp xúc giữa thực dân và dân bị trị. Nó đặt vấn đề về quá trình đô hộ của Pháp trên bán đảo, những cấu trúc và vận hành của bộ máy quyền lực cũng như bộ máy khai thác kinh tế, sự rạn nứt của xã hội thuộc địa và các xã hội bị trị, những động lực bất cân xứng của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, những chủ nghĩa quốc gia và các biến động xã hội trên toàn cõi Đông Dương. Cuối cùng, nó tập trung làm rõ sự phi thực dân hóa và cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
-
Ở những thập niên đầu của thế kỷ XX, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Những ai du học ở Pháp trở về đều chung một suy nghĩ rằng, những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thúc tiếp thu được từ nhà trường Pháp. Tuy nhiên, cùng lúc đó, giáo dục Pháp vẫn “chinh phục” được giới tinh hoa người Việt, Lào và Campuchia. Ngay cả khi ảnh hưởng chính trị và quân sự của Pháp suy yếu từ những năm 1940 trở đi thì tầng lớp này vẫn tiếp tục gửi con em họ đến học ở những trường trung học Pháp.
-
Khi người ta nhận ra rằng thiếu hẳn mảng tư liệu về tiểu sử của Paul Doumer và kéo theo đó là sự thiếu hiểu biết về một nhân vật, dù gì đi nữa cũng đã chiếm một vị trí trọng yếu, một nhân vật mà dẫu đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu tại Đông Dương cũng như trên sân khấu chính trị của chính quốc nhưng giờ lại đang bị lãng quên, thì khi đó ta hẳn sẽ thấy sự cần thiết của cuốn sách “Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa”.